Trên đường từ tỉnh lỵ Gò-công về Sài-gòn qua ngõ Long- an, người ta băng qua giồng Sơn-qui khi ra khỏi nhà thờ độ 3 cây số và bắt đầu lên dốc.
Giồng Sơn-qui, quê hương bà Từ-Dũ, có hình dáng như con rùa nằm. Trước có tên là Qui-nguyên, nghĩa là Gò rùa về sau đổi lại Sơn-qui là núi rùa, có ý nói nơi phát tích bên ngoại của vua Tự-Đức bền như núi. Rùa là một trong tứ linh
« Long, Lân, Qui, Phụng », sống rất lâu mà lại hiệp với núi càng lâu bền hơn nữa. Giồng Sơn-qui cổ-kính im-lìm bên dòng nước phù-sa đổ ra kinh Hàng, con rạch chảy qua chợ Gò-công, để xuôi về Rạch Bằng là nhánh sông Soi-rạp.
Giữa giồng có đền thờ đức Quốc-công Phạm-Đăng-Hưng và 5 ngôi mộ tiền nhân Thái-hậu. Đền thờ xây từ đời Tự- Đức gồm có năm gian có hàng chấn song bằng danh mộc chạm-trổ và sơn son thiếp vàng. Tiếc vì thời gian quá lâu có chỗ hư mục, người giám thủ sửa lại làm mất kiểu xưa.
Nơi chính vị thờ đức Quốc-công Phạm-Đăng-Hưng, thân sinh Từ-Dũ Hoàng-thái-hậu. Bên trái thờ Phước-an-hầu Phạm-Đăng-Long, Phụ thân đức Quốc-công ; bên mặt thờ Bình-thanh-Bá Phạm-Đăng-Dinh, nội tổ đức Quốc-công ; căn chót bên trái thờ Mỵ-khánh-tử Phạm-Đăng-Tiên, ông cố đức Quốc-công ; căn chót bên mặt thờ Thiêm-sự-phủ Phạm- Đăng-Khoa, ông sơ đức Quốc-công. Dười thời phong kiến thật quả đúng câu « Nhứt nữ thọ hoàng ân, toàn gia hưởng thiên lộc ». Trong đền có để tấm bia gỗ sơn son thiếp vàng chép lại những chữ khắc trong bia đá dựng trước mộ đức Quốc-công ở bên đền thờ, do Phan-Thanh-Giản để xưng tụng công-nghiệp của thích-lý. Mỗi năm có 2 lệ xuân-thu cúng tế do viên tri-huyện Tân-hòa chủ lễ, cho tới khi thuộc Pháp mới bãi bỏ chỉ còn giỗ như thường lệ, nhưng cũng có nhạc lễ và hương chức sở tại đến cúng.

Ông Phạm-quốc-Công, thân sinh bà Từ-Dũ, người làng Tân-niên-đông, Gò-công, thi đậu cống-sĩ (sau gọi là tú-tài) tại trường thi hương Gia-định. Ông được bổ dụng vào Tòa tu soạn trực thuộc quyền cụ Trịnh-Hoài-Đức để coi việc văn thơ, sau được thăng lên chức chủ-sự lập nhiều công, được phong lên chức Hình-bộ Thượng-thi, đến đời Tự-Đức ông giữ chức Hiệp-hậu Đại-học-sĩ lãnh Lễ-bộ Thượng-thơ. Đến khi cụ Phạm mất, vua ban cho một đạo hải-thuyền đưa linh cữu về an-táng tại nguyên quán ở giồng-sơn-qui, làng Tân-niên- đông, và truy tặng tước Quốc-công.
Bây giờ tại Gò-công có đường Phạm-Đăng-Hưng là mạch máu của Gò-Công, là nhịp sống của dân Gò-công suốt ngày tấp nập người qua kẻ lại.
Giồng Sơn-qui, vì là quê-hương đức bà Từ-dũ, nên khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam-phần, ký-hiệp ước 1862, muốn thu phục nhơn tâm, thỏa thuận không xâm-phạm đến hoàng-triều cương-thổ và mọi lễ nghi, để cho người Việt trọn quyền tiếp tục theo tục lệ.
Gò-công trước có tên là Huyện Tân-hòa, miệt Đồng-sơn, Bình-phục-nhì, Bình-phục-nhứt thuộc huyện Tân-thành, Tân-an-phủ, tỉnh Gia-định. Bình-tây Đại-tướng-quân Trương-công-Định trong cuộc kháng Pháp có lần đã dùng Sơn-qui làm chỗ trú quân, Pháp đánh nhiều lần không được. Sau khi vua Tự-Đức băng hà, Triều-đình Huế đang lúng túng trong việc chọn người thay thế, thì Pháp lại đánh dữ dội ra Bắc-hà. Một mặt để mưu trấn an lòng công phẫn của người miền Nam, Pháp điều-đình với Triều-đình Huế mua 100 mẫu ruộng ở làng Bình-luông-Đông (quốc-gia điền) cúng vào nhà thờ để cai-trị luôn Giồng Sơn Qui.
Đường vào lăng thờ đức Quốc-công hiện giờ rêu phong kín lối. Đối với người Việt chúng ta hiện thời đó chỉ là di-tích lịch sử duy nhất của tỉnh Gò-công trải qua bao mùa chinh- chiến, cảnh vật điêu tàn, giồng Sơn-qui không mấy ai đến viếng thăm.
Trong lăng, có ông từ, cháu mấy đời của Phạm-quốc công, ở chăm lo nhang khói. Dòng dõi Phạm-Đăng-Hưng hiện thời còn lại 3 nhánh : một ở Tân-niên-đông, một ở Tân-niên-Tây, một ở Hòa-nghị, nhưng nhánh ở Tân-niên- đông hưởng hương quả lo việc thờ tự.
Đối với những di-tích lịch-sử này, chúng tôi mong khi hòa-bình trở lại, Bộ Văn-hóa Giáo-dục và Sở du-lịch sẽ lưu- tâm tu-bổ để vừa bảo tồn di-tích lịch-sử nước nhà, vừa thu hút khách lãng du.
Bình luận