Trong quyển « Gò-công Phong-vịnh » của ông Võ-thành- Ký xuất-bản vào năm 1911, có mô tả về nạn cào-cào xuất hiện phá hại mùa màng tại Gò-công, sau một năm bão lụt Giáp-thìn, qua những câu bi cảm dưới đây :
Cuộc đời xem lãng nhách, kẻ dưới trần lạch ạch gian hung.
Năm Giáp-thìn hồng thủy phát trùng trùng, Người thất lạc hãy còn hoài sự nghiệp Sang Ất-tỵ cào-cào sanh điệp điệp, kẻ nông tan hết tưởng điền trù. Họa chi mà họa phát tu du,
Ta đâu có tai sanh bất cập.
Gò-công thật điền phi vạn tập, Mạ đương xanh, lúa đang nở, Cắn một hồi bông trái xơ rơ.
Khổng-Tước nên địa quãn thiên-cơ, Cây đương trổ, lá đương đơm,
Ăn một lát ngọn ngành trụi lụi.
Gò-công thật lắm tai nạn, mới năm rồi bị bão lụt tài sản sanh mạng con người bị trôi theo dòng nước, tang tóc chưa nguôi, lòng người sầu thảm. Kể qua năm Ất-tỵ nối đuôi bị nạn cào-cào bay đến rợp cả trời, hằng triệu con, con nào con nấy bằng ngón tay cái, mặt mày có rằn, mắt đen như huyền xem thấy rợn cả người. Mỗi lần chúng đáp đến miếng ruộng nào thì kể như không còn gì hết, chỉ trơ lại những gốc rạ xơ rơ, nhà nào rủi bị chúng đáp xuống đôi phút, khi cất cánh thì mái như rổ xảo dòm thấy trời, sự tàn phá của loài hoàng-trùng khởi loạn trên đất Gò, gây sự thiệt hại ruộng vườn nhà cửa của đồng bào không thể tưởng-tượng. Hoa màu ăn sạch, ruộng lúa phì nhiêu phút chốc tiêu tan không còn gì hết.
Lúc bấy giờ quan chánh Tham biện Gò-công gởi trát về làng tổng, truyền rao cho dân chúng toàn tỉnh mở chiến- dịch chống lại cào-cào để bảo vệ mùa màng, những biện- pháp đầu tiên được áp-dụng là xịt dầu hôi, rải tro, rắc vôi, giăng lưới, chổi đập, vợt xúc v.v… nông dân trong làng đều thi đua để tiêu diệt chúng, có người giết được cả một đôi dạ.
Nói đến nạn cào-cào ở Gò-công, chúng tôi nhớ lại ở Mỹ- tho cách nay 40 năm, tỉnh này có xảy ra nạn chuột loạn đồng ở miệt Cai-lậy, Đồng-tháp, cù lao An-hóa, nhà cầm quyền ra lịnh cho hương-chức hội-tề truyền rao với dân chúng giết chuột cắt lấy đuôi phơi khô đem lên Tòa-bố lãnh thưởng. Lúc ấy tôi là một thơ sanh học trường tỉnh Mỹ tho được chứng kiến người ta đem nạp đuôi chuột chừng năm bảy chục bao, xem đó đủ biết hằng triệu chuột bị giết, nếu không tiêu diệt bớt thì mùa màng cây trái cũng không còn, và chẳng những dân chúng bị lây dịch-hạch là khác.

Trở lại vấn-đề cào-cào phá hại mùa màng gây sự đói khổ cho nhà nông ở Gò-công, chúng nương theo luồng gió từ rừng núi xa xôi bay đến, có người nói từ Phi-Châu sang, nhưng điều này không có gì chứng minh cụ thể. Chúng bay đến đen trời ai yếu tim trông thấy phải chóng mặt. Chúng quây quần tại Gò-công mười mấy bữa, bị giết cũng nhiều nhưng cũng không hết được. Các vị niên trưởng trong làng cho đó là việc Trời khiến gieo sự tai ương cho dân lành ở nơi đây.
Nếu nói theo luật nhơn-quả thì từ một quốc-gia, một xã- hội, từ cá-nhân, từ khu-vực trên mặt đất này, đều ở trong một định luật tạo-hóa tất cả, nhưng vì vô-minh không thấy được đó thôi. Có nơi sao được bình yên có nơi lại bị chết chóc. Những chỗ bị thiên tai địa ách, hết nạn này đến nạn khác liên miên, là vì nơi ấy có quan quân bạo ngược, làm những việc mất đức, phản lại cơ tiến hóa của dân tộc. Nếu tại một tỉnh, một làng, một ấp, dân chúng có tư-tưởng không lành, làm những điều tham lam gian-ác v.v… thì khi đến ngày giờ khiến cho phải trả cách này hay cách khác mà thuyết nhà Phật gọi là cộng nghiệp không sao tránh khỏi. Chiến tranh cũng thế, do ảnh hưởng những chuyện của người xưa làm mà phải gây tai họa cho người đời gánh chịu.
Sự việc trên đời xảy ra đều có nhân và quả tùy theo nặng hay là nhẹ đó thôi.
Theo thiển kiến, chúng tôi chỉ đề cập một điểm nhỏ về sự việc đã nêu trên, trong một khía cạnh nào đó thôi, tác phẩm này còn phải dành cho nhiều mục khác, chúng tôi không thể đi sâu vào chi tiết được.
Sau khi phá hại mùa màng, đám cào cào bay đi về hướng ra biển rồi mất dạng, không biết về đâu. Người nói thế này kẻ bàn thế kia, không có cái gì là vững chắc, chúng tôi không thể tô đậm những chuyện thần thoại hoang đường được.
Ông Võ-Thành-Ký, tác giả quyển « Phong-Vịnh Gò-công » đã nói lên những câu ai oán dưới đây :
Đất Nam-Kỳ mấy tỉnh gian nguy,
Vì miệng gã, xúm chùm làm hư hại. Trên trần thế muôn nhà tồi bại,
Tại miệng người hùa hập phá tan hoang. Nhọc nhằn thay, cả hạt thọ hàm oan,
Ôm bụng đói mơi đưa chiều rước, Mười mấy bữa lưng rùng gối mỏi, Dạ bao nài ngậm đắng trêu cay. Gẫm nợ đời lớp trước ai vay,
Mà lại khiến đoàn sau phải trả…
Các câu trên đây thốt ra trên nửa thế kỷ của tác-giả bài này, cũng nhận là có luật vay trả, khi xưa ai làm mà người sau gánh chịu, cũng đồng quan-niệm với chúng tôi đều không phủ nhận là có luật nhơn quả.
Bình luận