Gò Công Xưa – Vị trí – Địa giới

Gò Công Xưa – Vị trí – Địa giới

ĐỊA-LÝ

  1. VỊ-TRÍ – ĐỊA-GIỚI

Tỉnh Gò-công nằm về phía Đông-nam Sài-gòn và thuộc miền Tây Nam-phần Việt-Nam, cách Sài-gòn 45 cây số đường chim bay. Đường bộ 58 cây số : Bắc giáp tỉnh Long- an, Nam giáp tỉnh Kiến-hòa, Tây giáp tỉnh Định-tường, Đông giáp biển Nam-hải.

Kể đến nay (1969) chúng tôi được biết Gò-Công gồm tất cả là bốn Quận. Vị trí các Quận lỵ nằm theo ranh giới trong tỉnh dưới đây :

  1. Quận Hòa-lạc – Gồm có 9 xã : An-hòa, Bình-ân, Long-thuận, Phước-trung, Tân-bình-điền, Tăng-Hòa, Tân- thành, Bình-tân, Yên-luông. Quận-lỵ đặt tại Tăng-hòa.
  2. Quận Tân-hòa – Gồm có 9 xã : Bình-thạnh-đông, Bình-xuân, Gia-thuận, Kiểng-phước, Tân-niên-đông, Tân- niên-tây, Tân-niên-trung, Tân-phước và Thành-công. Quận- lỵ đặt tại Tân-niên-tây.
  3. Quận Hòa-đồng – Gồm có 8 xã : Bình-phú-đông, Bình-phục-nhì, Đồng-sơn, Thạnh-nhựt, Thạnh-trị, Vĩnh- bình, Vĩnh-hựu và Vĩnh-viễn. Quận-lỵ đặt tại Vĩnh-bình.
  4. Quận Hòa-bình – Gồm có 5 xã : Bình-long, Bình- luông-đông, Long-hựu, Phú-thạnh-đông, và Tân-thới. Quận- lỵ đặt tại Bình-luông-đông.

Ranh giới Tỉnh Gò-công là những ranh giới thiên-nhiên : Bắc là sông Vàm-cỏ, Nam là sông Cửa-đại, Đông là biển Nam-hải, Tây là một phần sông Cửa Tiểu, một phần của sông Tra và địa-giới.

  1. DIỆN TÍCH

Tỉnh Gò-công có một diện-tích là 54.317 mẫu 86 sào 27 thước vuông, chia ra như sau :

  1. Quận Hòa-lạc : Diện-tích 15.107 mẫu 05 sào 73 thước vuông
  2. Quận Hòa-tân : Diện-tích 15 376 mẫu 12 sào 66 thước vuông
  3. Quận Hòa-đồng : Diện-tích 11.752 mẫu 59 sào 70 thước vuông
  4. Quận Hòa-bình : Diện-tích 12.082 mẫu 08 sào 18 thước vuông
  5. ĐỊA CHẤT

Đất Gò-công phần nhiều gồm có đất sét pha cát hay với cây cỏ mục. Đồng bằng Gò-công thuộc về vùng đất phù-sa cũ, chia ra làm 2 loại : Đất nặng, Đất nhẹ (khó giữ nước). Trước kia đất Gò-công rất phì-nhiêu, nhưng vì cày cấy lâu đời, nên 2 loại đất này thường thiếu chất đạm và chất lân- tinh, nay không còn mầu mỡ như trước nữa.

  1. NÚI ĐỒI

Gò-công không có núi đồi. Nhưng rãi-rác trong nội-địa Gò-công có những giồng cát rất mầu mỡ, rất thích hợp với

việc trồng rau cải. Gò-công là một bình-nguyên rộng lớn, kết thành bởi đất phù-sa của hai dòng sông Cửu-long và Đồng-nai, rất thích-hợp cho công việc canh-nông. Trung bình mặt đất cao hơn mặt biển 3 thước.

  1. SÔNG NGÒI, BỜ BIỂN
  2. SÔNG NGÒI :
    1. Sông Soi-rạp : Nằm về phía Đông-bắc tỉnh Gò-công là ranh giới thiên-nhiên giữa Gò-công và Biên-hòa (rộng lối 3.750 thước là một trong những cửa của sông Đồng-nai).
    2. Sông Vàm-cỏ : Nằm về phía Bắc tỉnh Gò-công là ranh giới thiên-nhiên giữa Gò-công và Long-an. Người trong vùng thường gọi là sông Bao-ngược, sông này đổ ra sông Soi-rạp rộng lối 1.000 thước.
    3. Sông Cửa-Tiểu : Sông này là một trong 9 cửa của sông Cửu-long, ở về phía Bắc sông Cửa-Đại, chảy ra biển Nam-hải, có nhiều tàu lớn qua lại, dài 34.000 thước, rộng từ 800 đến 1.000 thước, lòng sông sâu.

Các phụ-lưu gồm có : Hữu-ngạn chảy vào các xã : Phú-Thạnh-Đông (Rạch Cạn, Rạch Nò, Rạch Ô-Kim, Rạch Bà-Lắm, Rạch Bần-Bọng, Rạch Bà-Tài, Sông-Mã, Rạch Quẹo, Rạch Tán-Dù), Tân Thới (Rạch Kinh-nhiếm (ranh hai xã Phú-thạnh-đông và Tân-thới), Rạch Lý Quàn Trên, Rạch Lồ-Ồ, Rạch Vọp, Rạch Dứa). Tả-ngạn : Rạch Già (ranh hai xã Bình-luông-Đông và Phước-trung), Rạch Sáu-Thoàn, Rạch Vàm-rồng.

  1. Sông Cửa Đại : là một trong 9 cửa sông Cửu long, chảy ra biển Nam-hải, chạy dọc theo phía Nam của quận Hòa-đồng và quận Hòa-bình, dài 30 cây số, rộng từ 2.000 đến 2.500 thước. Lòng sông phân ranh hai tỉnh Gò-công và Kiến-hòa có nhiều cồn lớn và nhỏ về phía cù-lao Lợi-quan, như cồn Thầy Thiện, cù-lao Cậu, cù-lao Cô và cù-lao Bà Nở. Ngoài ra còn có nhiều cồn ngầm dưới mặt sông.

Những phụ-lưu bên tả chảy vào địa-phận xã Phú-thạnh- đông, gồm có : Rạch Bà Từ, Rạch Thôn-Sâm, Rạch Gảnh, Rạch Lý-quàn Dưới, Rạch Cả Thu, Rạch Mương, Rạch Bãi- Bùng, Rạch Kinh Nhiếm.

  1. Sông Cửa Trung : (hay gọi là Cửa Đại nhỏ) nằm giữa cù-lao Lợi-Quan và các cù-lao Bà Nở, cù-lao Cậu, dài trên 15 cây số rộng từ 300 đến 500 thước
  2. Sông Vàm Rồng : (hay gọi là Rạch Rồng) thuộc xã Vĩnh Hựu bắt nguồn từ sông Cửa Tiểu chảy qua địa phận xã Vĩnh-Hựu đến tiếp nối với Kinh Vĩnh-Lợi, dài lối 5 cây số, rộng từ 15 đến 20 thước. Tả ngạn : Rạch Cây Đông. Hữu ngạn : Rạch Cầu-Ngang chảy qua hai xã Bình-phục-Nhì và Thành-Nhựt.
  3. Rạch Gò-Công : là một con rạch lớn nhứt trong nội địa tỉnh Gò-công. Rạch này chảy đến Tỉnh-lỵ, nối tiếp Kinh Vĩnh-Lợi và Rạch Vàm-Rồng rồi đổ ra sông Cửa-Tiểu. Các phụ-lưu gồm có : a) Hữu ngạn : Rạch Sơn-Qui nối liền với Rạch Tổng-Châu chảy ngang các xã Tân-Niên-Đông, Tân- niên-Tây và Tân-Phước. Rạch Già chảy ngang xã Bình-Xuân. Rạch Bằng chảy ngang xã Bình-Thạnh-Đông. b) Tả ngạn :

Rạch Cần-Gié chảy ngang xã Bình-Xuân. Rạch Gò-Dừa chảy ngang xã Thành-Công.

13476480 n07 37611317101 ban do go cong 1909 Gò Công Xưa – Vị trí   Địa giới
http://belleindochine.free.fr/images/Plan/1909/Gocong1909.JPGPubliés en 1930 (Itinéraires automobiles, collection du Touring Club, G. Norès Tomes I, II, III):Symboles : H : Hotel ; J : Palais de Justice ; L : Police ; M : Marché ; N : Res. Supérieure ; P : Maison des Passagers ; S : Gare Chemin de FerT : Poste ; V : Hotel de Ville ; F : Théatre ; D : Gouvert Général ; C : Caserne; B: Banque de l’Indochine ; A : Hopital ou AmbulanceI : Garde Indigéne, G : Gendarmerie ; E : Eglise ; R : Bureau de la Résidencehttp://belleindochine.free.fr/Carte.htm

Ngoài ra còn có các phụ-lưu đổ ra sông Cửa Tiểu : Rạch Long Uông, Rạch Già, Rạch Sáu-Thoàn, Rạch Vàm-Rồng, Rạch Cần-Lộc (chảy ra sông Soi-Rạp).

  1. Sông Ta : là tả-ngạn của sông Vaico, chảy ra cửa Soi- Rạp, lòng phân ranh hai tỉnh Gò-Công và Long-An. Rộng từ 800 đến 1.000 thước, sâu lối 80 thước. Hữu-ngạn chảy vào phía Long-An. Tả-ngạn chảy vào xã Đồng-Sơn, gồm có : Sông Hươu, Rạch Kiến, Rạch Ô-Kính, Rạch Đào. Rạch Lá, Kinh Chợ-Gạo.

Ngoài các sông rạch nêu trên còn có các kinh : Chợ- Gạo, Kinh Vĩnh-Lợi ; Kinh Giồng-Nâu, Kinh Trần-văn-Giỏi, Kinh Cải Mai, Kinh Chambeaux, Kinh Cần-Lộc.

  1. BỜ BIỂN : Bờ biển Gò-Công nằm về phía Đông của thành-phố, bờ biển này chạy dài từ cửa sông Soi-Rạp đến cửa sông Cửa-Đại, dài độ 23 cây số. Bờ biển thấp, bằng phẳng, độ nghiêng rất nhỏ, các nơi lồi ra đến gần một cây số mà chưa ngập đầu. Bờ biển này có một bãi cát khá tốt gọi là bãi Tân-Thành lên tỉnh lỵ 14 cây số (thuộc xã Tân- Thành, Quận Hòa-Lạc Gò-công). Nước không được xanh như các biển ở miền Trung, độ mặn cũng không bằng.
  1. KHÍ HẬU
  2. NHIỆT ĐỘ – MƯA :

Khí-hậu tại Gò-Công là khí-hậu của miền nhiệt-đới, chia ra làm 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa ẩm-ướt và mùa nắng khô

ráo.

Mùa mưa khởi sự từ tháng 6 đến tháng 11, 12 dương lịch. Gió từ biển Nam-Hải thổi vào khá mạnh và đôi khi có những trận giông dữ dội ở vùng Đông Nam Gò-Công.

  • Từ tháng Giêng đến tháng Ba trời nóng nhiều
  • Từ tháng 4 đến tháng 6 trời mát dịu
  • Từ tháng 7 đến tháng 9 thường có mưa giông và ẩm- ướt.
  • Từ tháng 9 đến tháng 12 trời hơi lạnh.
  • Mưa nhiều nhứt vào tháng 8 tháng 9 mỗi năm.
  1. BÃO TỐ : Tỉnh Gò-Công nằm gần bờ biển nên cũng chịu ít nhiều ảnh-hưởng của bão tố. Bão thường tập trung ngoài khơi biển Nam-Hải và di chuyển theo hướng Tây Bắc. Từ trước đến nay Gò-công chỉ bị một trận bão lớn nhứt tàn phá mùa-màng và nhà cửa vào năm 1904 (Bão năm Giáp Thìn). Ngoài ra Gò-công cũng bị ảnh hưởng của những trận bão khác ở những vùng phụ cận nhưng không gây thiệt hại đáng kể nào.
  1. THẢO MỘC

Thảo-mộc ở tỉnh Gò-công là loại thảo-mộc của vùng nhiệt-đới :

  • Về ngũ cốc gồm có : Lúa, bắp, khoai.
  • Về rau cải : Đậu, bầu, bí, mướp, dưa, cải, cà, v.v… có trồng khắp trong tỉnh.
  • Các loại cây ăn trái : Đặc biệt ở vùng Gò-công có loại cây « Cerise » là một loại cây có trái giống như trái táo

nhưng có nhiều hột rất nhỏ, vừa ngọt vừa chua và dòn. Du khách khi đến Gò-công thường hay mua « Cerise » để làm quà biếu và coi như là món quà đặc biệt của Gò-công.

Ngoài ra loại mãng-cầu ta cũng được trồng rất nhiều nơi trong tỉnh như : Tân-thành, cù lao Lợi-quan (Pháo-đài), Tăng-hòa, An-hòa, Giồng-tháp, Hòa-ân. Mãng cầu ngon nhứt là mãng-cầu Tân-thành và Pháo-đài

Về thảo-mộc thì Gò-công không có loại cây gì quý giá, chỉ có các loại tạp mộc như cây tràm, cây mắm, dừa nước và một số rừng chồi.

  1. CẦM THÚ

Gò-công không có thú vật rừng mà chỉ có gia súc.

CÁC TRỤC GIAO-THÔNG THỦY-BỘ

  1. ĐƯỜNG BỘ

Gò-công có tất cả 220 cây số đường bộ, gồm có liên-tỉnh lộ, Tỉnh-lộ và Hương-lộ :

  • Liên-tỉnh lộ 13 cây số 160 (nối liền Gò-công và Sàigòn)
  • Tỉnh-lộ 21 dài 6 cây số 275 (nối liền Gò-công và Long-An)
  • Tỉnh-lộ 24 dài 32 cây số 650 (nối liền Gò-công và Mỹ-tho)
  • Hương-lộ số 1 dài 11 cây số 000 (từ Gò-Công đến xã Tân- Phước)
  • Hương-lộ số 2 dài 8 cây số 500 (từ Tân-Phước đến Vàm- Láng)
  • Hương-lộ số 3 dài 9 cây số 680 (từ Gò-Công đến Kiểng- Phước)
  • Hương-lộ số 4 dài 5 cây số 181 (từ quận Hòa-Lạc đến sông Cửa Tiểu)
  • Hương-lộ số 5 dài 3 cây số 892 (từ An-Hòa đến Bình-Ân)
  • Hương-lộ số 6 dài 18 cây số 100 (từ Gò Công đến Long- Hựu, qua quận-lỵ Hòa-Bình)
  • Hương-lộ số 7 dài 18 cây số 000 (từ Gò-Công đến Vàm- Giồng, qua quận-lỵ Hòa-Đồng)
  • Hương-lộ số 8 dài 7 cây số 220 (từ Vĩnh-Bình đến Long- Hựu)
  • Hương-lộ số 9 dài 6 cây số 970 (từ Bình-Luông-Đông đến Thạnh-Trị)
  • Hương-lộ số 10 dài 4 cây số 500 (từ Bình-Luông-Đông đến Phú-Thạnh-Đông)
  • Hương-lộ số 11 dài 4 cây số 785 (từ Bình-Tân đến Bình- Long)
  • Hương-lộ số 12 dài 8 cây số 500 (từ Quận-lỵ Hòa-Đồng đến Thạnh-Nhựt)
  • Hương-lộ số 13 dài 17 cây số 315 (từ Tân-Niên-Tây đến Đồng-Sơn)
  • Hương-lộ số 14 dài 2 cây số 800 (từ Thành-Công đến Tỉnh-lộ 24)
  • Hương-lộ 15 dài 19 cây số 000 (từ Đồng-Sơn đến Bình- Thạnh-Đông)
  • Hương-lộ 16 dài 25 cây số 000 (từ Phú-Thạnh-Đông đến Tân-Thới)

Tổng cộng : Tỉnh lộ và liên tỉnh lộ 52 c.s. 385. Hương lộ 168 c.s. 443

Vì tình hình an ninh, có một số hương lộ đã bị gián đoạn lưu thông vì luôn-luôn bị phá hoại. Hiện nay tỉnh đang xúc- tiến việc tu-bổ các đường-sá nối liền tỉnh-lỵ và các quận-lỵ.

Liên-tỉnh lộ số 5 và tỉnh-lộ số 24 là hai con đường được xử dụng thường-xuyên để chuyên-chở thực phẩm, lúa, gạo và hành-khách từ Gò-công về Sài gòn hoặc Mỹ-Tho.

  1. ĐƯỜNG SẮT

Không có.

  1. ĐƯỜNG THỦY

Vì lý-do an-ninh một số đường thủy đã bị hạn-chế lưu- thông. Hiện nay các đường lưu-thông chính gồm có : Rạch Gò-Công, Kinh Salicetti, Kinh Champeaux, Rạch Vàm-Rồng, Sông Cửa-Tiểu, Sông Cửa-Đại…

  1. ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Hiện nay bên cạnh Tỉnh-lỵ có một phi trường loại H dài độ 800 thước, dùng để xử-dụng cho các loại phi-cơ vận-tải, quan-sát và trực thăng trong các công tác quân-sự. Trong tương lai có thể thiết lập đường hàng không dân-sự nối liền Sài gòn và Gò-công.

TỔNG KẾT

  1. QUẬN HÒA-LẠC : Số Ấp – Diện tích (mẫu) – Dân-số
    1. Xã Long-Thuận : 16 – 1.639.03,85 – 21.465
    2. Xã Tăng-Hòa : 13 – 1.809.30,36 – 5.640
    3. Xã Tân-b-Điền : 5 – 1.779.62,50 – 2.687
    4. Xã Phước-Trung : 12 Ấp – 1.662.26,13 – 4.179
    5. Xã Bình-Ân : 12 – 1.831.77,53 – 5.870
    6. Xã Bình-Tân : 8 – 870.47,32 – 3.086
    7. Xã Yên-Luông : 8 – 1.093.48,76 – 5.160
    8. Xã An-Hòa : 8 – 1.011.45,83 – 4.367
    9. Xã Tân-Thành : 13 – 3.449.63,45 – 7.266
  2. QUẬN HÒA-TÂN : Số Ấp – Diện tích (mẫu) – Dân-số
    1. Xã Tân-Niên-Tây : 11 – 1.356.28,28 – 6.363
    2. Xã Tân-Niên-Đông : 9 – 1.499.63,66 – 4.977
    3. Xã Tân-Niên-Trung : 7 – 1.510.34,73 – 4.438
    4. Xã Tân-Phước : 11 – 1.700.32,71 – 7.315
    5. Xã Kiểng-Phước : 16 – 3.323.03,08 – 11.456
    6. Xã Bình-thạnh-Đông : 11 – 1.771.72,36 – 7.447
    7. Xã Thành-Công : 10 – 1.603.87,82 – 3.240
    8. Xã Bình-Xuân : 7 – 1.670.18,83 – 5.472
    9. Xã Gia-Thuận : 4 – 929.70,89 – 1.633
  3. QUẬN HÒA-ĐỒNG : Số Ấp – Diện tích (mẫu) – Dân-số
    1. Xã Vĩnh-Bình : 9 – 1.237.35,50 – 6.811
    2. Xã Thạnh-Trị : 11 – 2.063.37,33 – 5.771
    3. Xã Thạnh-Nhựt : 7 – 810.80,16 – 2.610
    4. Xã Bình-phục-Nhì : 3 – 1.901.81,40 – 5.722
    5. Xã Đồng-Sơn : 13 – 1.772.36,86 – 7.512
    6. Xã Bình-phú-Đông : 8 – 1.897.68,60 – 4.160
    7. Xã Vĩnh-Hựu : 6 – 1.058.59,15 – 4.854
    8. Xã Vĩnh-Viễn : 4 – 1.010.60,70 – 2.065
  4. QUẬN HÒA-BÌNH : Số Ấp – Diện tích (mẫu) – Dân-số
    1. Xã Bình-luông-Đông : 10 – 1.180.66,77 – 3.421
    2. Xã Phú-thạnh-Đông : 12 – 5.462.01,81 – 5.268
    3. Xã Tân-Thới : 13 – 3.273.99,70 – 8.949
    4. Xã Bình-Long : 12 – 1.538.11,83 – 3.592
    5. Xã Long-Hựu : 6 – 627.28,07 – 1.780

TỔNG CỘNG : 4 QUẬN – 32 XÃ – 305 Ấp – Diện tích (mẫu) 54.317.86,27– Dân-số 174.576

Huỳnh Minh

Bình luận