MỘ TRƯƠNG-CÔNG-ĐỊNH
Xây cất từ năm 1864. Mộ làm bằng đá ong với hồ vôi trộn nước ô-dước tới nay 100 năm vẫn còn chắc. Lúc làm mộ, trên tấm mộ bia bằng đá trắng Quảng-Nam, người ta khắc đủ chức tước của Ngài : « Đại-Nam Bình-Tây Đại- Tướng Quân Trương-Công-Định chi mộ ». Đây là chức do vua Tự-Đức phong cho Ngài.
Mấy năm về sau kháng-chiến nổi lên chống Pháp, người chủ-trương là người thuộc hạ cũ của Ngài. Do đó Pháp tới mộ để điều tra hàng chữ kia. Thông-dịch viên lúc ấy cắt nghĩa làm sao cho Pháp nghe không rõ, mà Pháp sai lính tới bằm nát hàng chữ ấy và đòi phu nhân của Ngài là bà Trần- thị-Sanh tới hạch hỏi và làm khó dễ. Rốt cuộc bà bị phạt vạ 10 ngàn quan tiền viện lẽ rằng từ năm 1862 Pháp và Nam- triều đã giao-hảo, Vua Tự-Đức không khi nào phong chức ấy cho Trương-Công-Định, chẳng qua là Ông này tạo ra để cầm đầu phiến-loạn.
Sau mấy mươi năm Pháp thuộc, mộ Trương-Công-Định trở thành hoang-phế, mộ Ngài được bà Sương-phụ Đốc- phủ-sứ Nguyễn-văn-Hải nhủ-danh Huỳnh-thị-Điệu sửa chữa và quét dọn sạch sẽ. Sau đó mướn người khắc mộ-bia theo chức tước của vua Bảo-Đại truy tặng : « Đại-Nam, Phấn dõng Đại-Tướng Quân truy tặng Ngũ-Quân Quận-Công ». Từ-đó, quần chúng tự động đến làm lễ bái yết rất đông.
Năm 1956, ông Phó Tỉnh-trưởng Lê-văn-Để có cho sửa sang lại và chỉ-thị cho một giáo-viên hồi hưu là ông Nguyễn-huỳnh-Mai phụng-đề 2 câu đối liên :
Mặt tiền : « Trương chí quật-cường, võ liệt nêu cao đất Việt-Định tâm kháng-chiến, văn mồ chói rạng Trời Nam ».
Mặt hậu : « Huyện Tân-Hòa, khẳng-khái Cần-vương, tờ chiếu ngọc – Làng Gia-Thuận, thung dung tựu nghĩa, chiếc gươm vàng ».
Năm 1964, Gò-công được tái lập thành tỉnh, Trung-tá Nguyễn-viết-Thanh, Tỉnh-trường và ông Châu-văn-Bảy, Phó Tỉnh-trưởng hành chánh, có đến viếng mộ và cho xuất công-quỹ một số tiền là 40.000$ để tu bổ lại.
Ngày 18 tháng 7 â.l. năm 1964, lễ khánh-thành lăng Trương-công-Định đã tổ-chức một cách trọng-thể và tôn- nghiêm.
MIẾU VÕ QUỐC CÔNG
Miếu này ở tại ấp Gò-Tre, xã Long-Thuận. Tục truyền rằng nơi đây chính là chỗ ông Võ-Tánh dựng cờ tụ nghĩa chiêu tập quân lính đánh với Tây-Sơn. Sau khi Ngài qui thần tại Bình-Định, dân làng nhớ đến công ơn ; lập một hội kêu là Nghĩa-Hội, cất miếu thờ Ngài.
Năm 1940, triều-đình Huế gởi sắc-thần vào cho Hội. Lúc bấy giờ hội-viên sa-sút, các bô-lão bèn hiến cúng lại cho làng trông-nom. Trong miếu có câu đối sau đây của ông Chủ-sự Thiều đã phụng-đề để chứng-minh chính nơi đây dựng cờ tụ-nghĩa : « Khổng-Tước kỳ, khẳng-khái cần- vương, tam hùng thủ liệt. Bàn Sà địa, thung-dung tựu nghĩa, nhứt biển Trung hưng ».
Tại miếu có bài tiểu sử của Ngài do Ông giáo Nguyễn- Huỳnh-Mai soạn để cho thiên hạ vào xem.
Năm 1956, Ông Lê-Văn-Để, Phó Tỉnh-Trưởng Gò-công cho xuất công-quỹ để tu bổ lại.

Cổng vào lăng Hoài-quốc-Công Võ-Tánh tại Bình-định

Miếu thờ Hoài-quốc-Công Võ Tánh tại Gò-tre, xã Long- thuận, Gò-công
LĂNG CÁ ÔNG
Cũng như ở các miền duyên-hải khác, tại Vàm-Láng xã Kiểng-Phước (quận Tân-Hòa bây giờ) có 1 cái miễu thờ Cá Ông 1. Miễu này đã có từ lâu, sau người ta khuếch-trương thêm và sửa sang lại. Trong miểu có nhiều thúng to sơn đỏ, đựng xương cá Ông.
Có người thắc-mắc về chuyện thờ cá 2, vì loại cá mà người Tây-Phương hay bên Á-Đông, người Nhựt-Bổn gọi là Cá Voi thường đi săn bắt để lấy mỡ. Mấy nhà lão-luyện ở biển xác nhận hình-thức 2 loại cá khác nhau ở chỗ đuôi cá. Cá Voi đuôi chỉ có hai chia, còn cá Ông thì đuôi có 3 chia như đuôi tôm và da láng như lảnh 3. Gặp lúc thời tiết xấu, biển động, ghe đi ngoài khơi rất nguy-hiểm, nhờ cá Ông độ và đưa vào bờ. Có người cho rằng cá Ông chịu không nổi sóng gió nên dựa theo ghe để núp và đi lần vào bãi để tránh sóng. Như thế người và cá đều nhờ lẫn nhau, người ta thoát nạn, có sự nhớ ơn và lập đền thờ.
Tục truyền trước kia khi thuyền Chúa Nguyễn có lần lâm nạn ngoài khơi 4, có 2 con cá Ông cặp đưa vào tới Vàm- Láng được bình-an 5. Chúa thảo sắc phong cá Ông chức Nam-Hải Đại-Tướng. Kể từ đó tại Vàm-Láng có một hội do những dân chài tổ-chức mỗi năm có một lễ cúng Ông tại miễu này đúng vào ngày Rằm tháng Sáu âm lịch 6. Lễ cúng cũng long trọng nghiêm-chỉnh như cúng thần hoàng ở Đình. Họ có bày đủ cuộc vui, nhứt là treo đèn trên thuyền, chèo ra khơi thỉnh Ông, hát bội, cờ-bạc ăn chơi từ chiều 14 đến hết ngày 16.
Đến nay vì thời cuộc chiến-tranh nên những tục-lệ này đã được hạn chế bớt. Vì tình-hình an-ninh đường sá cho nên các du khách ở Saigon cũng như các Tỉnh khác không còn đến viếng miễu cá Ông như hồi xưa nữa.
Tài liệu tham-khảo :
- Langrand (Gustave). « Vie Sociale et religieuse en Annam, monographie d’un village de la côte Sud Annam ». Lille Univers, 1945.
- Laurent (L.). « Causeries sur les hôtes marins des Mers de Chine », BSEI, 1896, fasc.
NGÔI CỔ MỘ BÀ DƯỠNG MẪU HẬU QUÂN VÕ-TÁNH
Trong lúc Nguyễn-Nhạc Tây-Sơn mưu lật đổ Chúa Nguyễn-Ánh ở miền Nam. Gây ra một trận tranh hùng khiến cho đất nước nhuộm đầy khói lửa.
Thuở ấy có một bà dưỡng mẫu ở tại Bà rịa tức là mẹ nuôi của Võ-Tánh phải bôn đào chạy loạn. Bà cùng với Võ- Tánh qua trú ngụ tại Gò-công, xóm Gò-tre, làng Thuận-ngãi nay là xã Long-thuận.
Lúc bấy giờ vùng Gò-tre thường nổi lên nhiều bọn trộm cướp, đánh phá giết người lấy của.
Vì lòng hào hiệp của người trai trẻ tuổi không thể ngồi yên, Võ-Tánh sẵn sàng ra tay tiếp cứu, mọi nhà đều thoát nạn, trong xóm được bình yên. Bọn cướp nghe đến danh Võ-Tánh thì rút đi không dám bén mãn. Tướng Tây-sơn
Nguyễn-Lữ, lúc bấy giờ là Đông-định-vương trấn thủ thành Sài gòn, nghe tiếng Võ-Tánh là người có tài bèn cho người xuống Gò-công chiêu dụ về làm vây cánh. Bị Võ-Tánh cự tuyệt, nửa đêm Lữ sai đem binh đến vây bắt Võ-Tánh. Được người thông tin, bà dưỡng mẫu bảo Võ-Tánh ẩn trốn, vì một mình khó nổi cự đương với giặc. Bọn chúng đến lục soát không gặp Võ-Tánh mới tra khảo đánh bà mang thương tích nặng đến nổi phải bỏ mình, được an táng tại Gò-tre. Ngày nay ngôi mộ của bà vẫn còn, cạnh bên có một cái miễu nhỏ thờ bà dưỡng mẫu, dân làng phụng tự lửa hương hàng năm cúng tế.
Tiếc rằng bà dưỡng mẫu mất sớm về tay giặc không thấy được ngày thành công của con nuôi mình.
Đây là di-tích lịch-sử của đất Gò, trăm năm còn lưu lại dấu vết người dưỡng mẫu của một vị võ tướng trong Gia- định Tam-hùng.

Miếu thờ bà dưỡng mẫu Hoài-quốc-công tại Gò-tre.
Bình luận