Cá kèo lên ngôi

Ông Trần Văn Trí (45 tuổi) ở ấp Bình Lạc, xã Thành Công (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đã thành công khi nuôi gần 0,8 triệu cá kèo trong ao rộng 1ha, thu lãi ròng 400 triệu đồng/ ha. Vì lọai cá nầy được ưa chuộng trên thị trường và rất dễ nuôi, nếu nắm vững kỹ thuật.

Vùng đất Thành Công nuôi tôm sú rất phổ biến nhưng gần đây, phong trào nuôi tôm sú gần như bị phá sản nên có một phận dân địa phương “trở bộ” qua nuôi cá kèo.

Vì vậy, mô hình nuôi cá kèo còn khá mới mẻ với vùng đất này vì hiện chưa có tài liệu được đúc kết cách hòan chỉnh. Theo kinh nghiệm nuôi thực tế của ông Trí, trước hết phải xử lý diệt khuẩn bằng thuốc Protal với khối lượng 1.000m3/lít. Trong 10 ngày đầu, ông thả cá giống và cho ăn cám mỗi ngày 2 lần với khối lượng 10.000 con/kg. Sau đó, ông cho ăn thức ăn viên tổng hợp và lượng thức ăn cứ tăng dần theo trọng lượng cá nuôi. Ông cũng cho biết, tuỳ giai đoạn cá phát triển nên lấy nước vào cho thích hợp với giai đoạn tuổi của cá nhưng không cao quá 6 tấc nước. Nếu độ mặn yếu, ông dùng thêm muối để tăng độ mặn trong ao. Để tránh chim cò săn cá, ông mắc mồi và cắm quanh đầm. Khi một con chim mắc bẩy, chúng sẽ không dám săn cá. Sau 80 ngày nuôi, thấy cá đạt kích cỡ 45-60 con/kg, ông bắt đầu thu họach. Vụ này, ông thu họach 10 tấn cá thương phẩm với giá bán 60.000 đồng/kg thu được 600 triệu đồng, trừ chi phí ông lãi ròng 400 triệu đồng.

an ca keo co the chua benh ban da biet 1 800x400 Cá kèo lên ngôi

Theo kinh nghiệm nuôi của ông Trí: ao lắng, ao mới đào và ao bùn đều không thích hợp cho nuôi cá kèo. Vì nuôi cá lọai này sẽ chậm lớn. Khi thả cá giống nên chọn cá có màu đen sáng. Nếu cá có màu trắng hoặc vàng, chúng không được khỏe, khi nuôi có tỉ lệ sống thấp. Trong lúc nuôi, không được gây “sốc” hoặc làm cá “hỏang lọan“. Vì lúc đó, cá kèo sẽ giảm ăn. Khi thu họach, nên tranh thủ kéo liền trong 1-2 ngày đầu, sau đó ngưng từ 5 tới 7 ngày thu họach tiếp. Nếu không tuân thủ, cá chui xuống hang và chết làm giảm sản lượng. Ông cũng cho biết thêm: “Điều quan ngại nhất là nguồn giống không ổn định và tuỳ thuộc vào khai thác tự nhiên. Nuôi cá kèo còn tạo thêm sản vật phong phú và đa dạng”. Ông khẳng định, đây là nghề nuôi mới phát triển; nhất là vào thời điểm tôm sú, gia súc, gia cầm, lợn, bò… đang mắc nhiều nhiều dịch bệnh. Vì vậy, nuôi cá kèo rất đảm bảo cho bà con ngư dân ở khu vực “ngòai ngọt hóa” Gò Công là vùng nước mặn, lợ. Ngòai ra, ông còn đúc kết kinh nghiệm: “Sau dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng gia súc, một bộ phận nông dân chuyển sang nuôi cá kèo. Xã Thành Công hiện có khỏang 10 hộ dân tận dụng mặt nước gần sông rạch để nuôi cá kèo cho thu nhập khá hơn chăn nuôi gia súc và gia cầm”.

So với tôm sú, nuôi cá kèo dễ hơn nhiều: do ít bệnh và không kén chọn thức ăn. Mặt khác, cá kèo có tập quán đi nước ngược nên dễ thu hoạch và gần như lúc nào cũng được thị trường ưa chuộng, sức tiêu thụ lớn, nhu cầu của nhà hàng và tiệm ăn cần nhiều… Khi hút hàng, thương lái đến tận xã Thành Công (huyện Gò Công Tây) mua với giá khoảng 70.000 đồng/ kg, vẫn không đủ cung ứng. Hiện nay, giá bán tại các huyện, thị thuộc hệ Gò Công và thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) cũng không dưới 60.000 đồng/kg.

Phản hồi