Gò Công Xưa – Trận Thư Hùng : Cuộc Hàn quân Lớn Nhất Của Pháp Tại Gò Công (25-2-1863)

Gò Công Xưa – Trận Thư Hùng : Cuộc Hàn quân Lớn Nhất Của Pháp Tại Gò Công (25-2-1863)

Gương yêu nước và sự anh-dũng của Trương-công-Định không khác nào một thứ men kích-thích dân chúng ái-quốc, thúc đẩy nho-sĩ và thanh-niên các vùng khác ở xa gần nổi

lên chống Pháp. Thêm nữa, dân chúng rất đỗi bất bình và các điều khoảng bất lợi của hòa-ước mùng 5 tháng 6 năm 1862, như : để các nước Pháp và Tây-ban-nha đến tự-do giảng đạo, nhượng đứt cho Pháp ba tỉnh Gia-định, Định- tường và Biên-hòa, và nhất là phải bồi thường chiến-tranh cho Pháp và Tây-ban-nha 4 triệu bạc trong lúc dân chúng lầm than, kho tàng khánh kiệt.

Vì thế đâu đâu cũng có xuất hiện những đoàn nghĩa- quân đánh phá gây thiệt hại nhân mạng cho quân Pháp, làm cho nhà cầm quyền đô-hộ lắm nỗi lo phiền. Hầu hết các đồn bót ở Sài-gòn và Biên-hòa bị tấn-công. Đồn Rạch-tra bị tràn ngập, Đại-úy Thouroude bị giết. Ba chiếc lorcha, một loại ghe bản-xứ có một tiểu đội và một đại-bác để tuần tiễu trên sông rạch bị tấn công. Tình thế bất an-ninh càng ngày càng trầm-trọng cho quân Pháp và các chức việc bản-xứ của họ. Không thể ngồi yên được nữa, Đô-đốc Bonard quyết-định mở một cuộc hành quân lớn với nhiều binh lính và phương-tiện để diệt-trừ một lần cuối cùng các ổ kháng- chiến. Để thực-hiện cuộc hành-quân đại quy mô này, Đô- đốc Bonard kêu gọi thêm viện binh và tàu chiến Pháp đóng tại Thượng hải qua tăng-cường. Một lực-lượng hùng hậu lính pháo thủ Algérie và bộ binh Tagal (Phi-luật-tân) do Đô-đốc Jaurès chỉ huy, được đưa qua hiệp với đạo quân viễn chinh Pháp ở Sài-gòn, quyết gây trận thư hùng với nghĩa-quân của Trương-công-Định.

Dưới sông dầy đặc tàu chiến, quân Pháp-Tây và quân đánh giặc mướn tiến binh rần rộ trực-chỉ Gò-công, sau khi giải-tỏa Biên-hòa và làm chủ con đường Bến-lức.

Về mặt thủy, khi tiến vào Rạch-lá trong vùng Vàm-cỏ, chiếc tàu chở binh Européen được thiết lập thành bệnh- viện, trung-tâm tiếp-liệu và kho dựa chứa than. Chiến thuyền Alarme thả neo trên rạch Gò-công, phái quân lên bờ đấp mô đặt một cỗ đại-bác bắn dọc dài con rạch không cho ghe thuyền xuất nhập. Pháp quân đông đảo và đầy đủ võ-khí, ồ-ạt tiến vào Đồng-sơn phía tây-bắc Gò-công một cánh đánh trực diện, một cánh đánh tạt ngang hông và bọc hậu phá hủy những cổ đại-bác của Việt quân đang bắn chận. Một đoàn quân Turco do Thiếu-tá Piétri chỉ huy đã thắng lợi nhờ tiến đánh nhanh trong khi ở phía đông, chiếc thủy đỉnh Circé của Tây-Ban-Nha phong toả và chiếm giữ đường vào rạch Cần-lộc ở sông Soi-rạp, ở phía Tây và Nam, quân Pháp từ đồn Chợ Gạo và nhiều cánh quân địch, từ Mỹ- tho do Thiếu-tá Ariès chỉ huy, ở Rạch-lá thì cánh quân của Thiếu-tá Vergnes, ở Vĩnh-lợi cánh quân của Thiếu-tá Gougeard cầm chân quân ta. Trên bộ cánh quân địch chính chỉ huy bởi tướng Chaumont và Đại-tá Palanca, tràn tới tấn công dưới sự yểm trợ của chiến thuyền Alarme do Thiếu-tá Hải quân Guys điều-khiển, vừa yểm trợ vừa chạy thẳng lên con rạch. Cuộc dàn trận này cho ta thấy quân Pháp đã dùng những phương-tiện thật lớn lao, đủ thấy chúng ngán nghĩa- quân của Trương-Công-Định là dường nào. Để vượt qua đồng lầy kinh rạch, chúng cho đóng sẵn 30 chiếc tàu gỗ phía trước có bọc sắt, mỗi chiếc chở được 6 lính pháo thủ. Các tàu này được nghiên-cứu kỹ để thủy-thủ đoàn có thể vác đi theo bộ-binh được, và chỉ trong vài phút họ có thể lập một đầu cầu vững chắc chống mọi sự tấn-công.

Ở phía sau trận tuyến, chiến hạm Forbin phong tỏa sông Vàm-cỏ ở cửa Rạch-lá bằng cách thả xà-lúp và một chiếc lorcha chở binh lính và võ-khí tuần-tiễu suốt ngày đêm. Các tàu chiến Avalanche, Dragonne và pháo hạm 31 phong tỏa cánh sông mặt bắc Cam-Bốt : tàu Cosmos, pháo hạm số 20 và chiếc lorcha Saint Joseph với 15 chiếc thuyền phong tỏa phía tây.

Ngày 25 lúc 8 giờ tối, Đô-đốc Bonard ở trên soái-hạm Ondine, sau khi quan-sát và chắc dạ mọi người đều sẵn- sàng ở vị-trí của mình, ra lịnh mở cuộc tấn công vào sáng hôm sau. Mặt trời vừa lên thì cuộc tấn công của địch bắt đầu. Khắp mọi nơi quân ta liều chết kháng cự, nhưng than ôi võ-khí thô-sơ, súng thần công chậm-chạp, ngực trần không thể ngăn súng địch nên quân ta đành tháo chạy. Trương-công-Định bại trận nhưng địch quân đã phải trả giá rất đắt : một số bị tử trận và bị thương rất nhiều vì không chịu nổi nắng nóng và bùn lầy nước độc.

Sáng ngày 26, tướng Chaumont cầm đầu một đội quân hoàn-thành cuộc tiến quân xuyên qua Tân-hoà, tiến về miền nam chiếm cứ được đồn lũy sau cùng của nghĩa quân ở Trại cá. (Theo chi-tiết trích trong phúc trình của Đô-đốc Bonard đề ngày 2 tháng 3 năm 1863).

Thời trời đã định, Anh-hùng nghĩa-sĩ bị xô đẩy vào một cuộc đấu tranh tuyệt-vọng đành phải đem xương máu trả nợ núi sông của nhà vua phong-kiến nguyên thời, Tự-Đức không biết nghe theo lời trực gián của những công-dân thông-minh sáng-suốt, như Nguyễn Trường Tộ, của vị công- thần thức thời vụ như Phan-thanh-Giản, không biết hoà mình với thời thế để duy tân đất nước, như Minh-trị Thiên- hoàng của nước Nhật, sáu tháng công lao xây đồn đấp lũy, luyện binh tuyển tướng của anh hùng Trương-công-Định bị thiêu hủy chỉ trong một ngày. Vì địch quân đông và khí giới tối-tân, lại được bọn đánh giặc mướn Âu-châu hỗ trợ võ khí binh lực mà quân ta với vua quan lạc hậu, chỉ có tinh-thần và xương máu để chống đỡ nên đành để Pháp mở đầu kỷ nguyên đô-hộ.

THUA KEO NÀY TA BẦY KEO KHÁC : SỰ BỀN LÒNG TRANH ĐẤU CỦA TRƯƠNG-CÔNG-ĐỊNH VÀ NGHĨA- QUÂN

Quân ta đã bại trận nhưng nhờ chủ tướng đủ tài thao- lược nên chỉ bị thiệt-hại nhẹ. Phần lớn còn lại tháo rút thoát vòng vây đi nhiều ngả, đến tụ họp ở những địa-điểm khác nhau. Một số qua tập họp ở tỉnh Biên-hòa, những tốp khác qua tụ tập trên các hòn đảo sình lầy sầm-uất mọc đầy dừa nước ở giang khẩu Soi-rạp và Đầm-trang, quân kháng-chiến đã rút về trú đóng trên những địa-điểm ít ai biết và khó léo hánh đến. Ở những nơi này nghĩa-quân tiếp-tục liên-lạc với Bình-thuận, và Trương-công-Định không lúc nào ngưng thư tín với các bạn ở triều đình Huế để biết ý định của vua Tự- Đức. Tình hình ngoài Bắc và Trung-kỳ lúc này đang nghiêm trọng bởi các cuộc nổi dậy, quan-trọng nhứt là đám của Tạ- văn-Phụng và Cai-tổng Vàng tức Nguyễn-văn-Thịnh, khiến triều-đình phải dốc toàn lực để đánh dẹp và vội-vã ký hòa- ước với Pháp ở Nam-kỳ để rảnh tay đối phó. Và vì đã lỡ ký hòa-ước không thể nhất đáng xoá bỏ đi được nên ở trong

một tình trạng khó xử khi Trương-công-Định và sĩ dân miền Nam dâng sớ về kinh xin quyết chống Pháp. Mặt khác Triều- đình Huế cũng muốn áp dụng biện pháp hòa-bình để giải quyết êm đẹp việc thu hồi ba tỉnh miền Đông, nên phong ông làm lãnh binh tỉnh An-giang và Phan-thanh-Giản được cử vào Nam để yêu cầu ông và dân chúng hạ khí giới. Nhưng ông không chịu nên bị cất chức Bình-Tây Đại Nguyên Soái mà vua Tự-Đức đã bí mật phong cho ông, hầu tránh mọi rắc rối với Pháp, tuy rằng vẫn ngấm ngầm giúp ông chống Pháp. Soái-phủ Sài-gòn cũng cử Tôn Thọ-Tường đến điều đình với ông để giải binh nhưng ông cũng từ chối và qua một bức thư trả lời, ông giả bộ chần chờ qui thuận viện cớ Tổng-trấn Vĩnh-long bắt ông giao khí giới, nhưng các nghĩa-quân không cho ông đi nhậm chức ở An-giang. Một mặt ông đưa ra một lời hiệu triệu dân chúng và nghĩa-quân tiếp tục chiến đấu, nhất quyết không hiệp tác với quân thù.

image 14 1024x737 Gò Công Xưa – Trận Thư Hùng : Cuộc Hàn quân Lớn Nhất Của Pháp Tại Gò Công (25 2 1863)

BÀI HỊCH CỦA TRƯƠNG-CÔNG-ĐỊNH SAU KHI TÂN HÒA THẤT THỦ NĂM 1863

Hỡi Chiến-sĩ !

Hòa ước ký kết bởi Triều đình không làm dịu nỗi thù hận của các bạn đối với quân thù

Đừng vì sự nhường ba tỉnh mà các bạn bỏ cuộc chiến đấu Hỡi dân chúng !

Công ơn đất nước rất nặng, đừng quên bổn phận thần dân Hãy tăng cường giúp đỡ bảo vệ nhau, đừng tin lời kẻ thù Đừng vì Gò công thất thủ mà phải xếp giáp qui hàng

Đừng vì sự di tản ở Bến nghé mà quì gối trước bọn man rợ

To lớn thay sự căm thù của chúng ta, hãy rửa nhục với bất cứ giá nào

Bền vững thay công-trình của chúng ta, đừng đành lòng dẹp bỏ…

Sống trong danh dự, chết trong danh dự, hãy sống và chết sao cho vinh dự tổ quốc

Dù là sĩ-phu bậc nhất mà nhận chức phủ huyện thì chỉ là rác rưởi

Đừng bào chữa cho mình là kẻ hèn mọn mà nhận một nhiệm vụ, một công việc gì thì cũng là nhơ bẩn.

Huỳnh Minh

Bình luận