Gò Công Xưa – Ông Hội Đồng Nguyễn Minh Chiếu, Cụ Lê Lương Tri

Gò Công Xưa – Ông Hội Đồng Nguyễn Minh Chiếu, Cụ Lê Lương Tri

ÔNG HỘI ĐỒNG NGUYỄN-MINH-CHIẾU

Một nhơn vật cận đại tỉnh Gò-công được vinh hạnh lấy tên đặt cho một con đường khá dài ở Sài-gòn – Phú-nhuận là Ông Nguyễn-minh-Chiếu.

Sanh năm 1889 tại Yên-luông-đông, Gò-công, ông học Trường Chasseloup-Laubat và khởi bước ra đời với chơn thơ- ký Bưu-điện. Vừa làm việc vừa học thêm, ông thăng chức Giám-thu Bưu-điện (Receveur des P.T.T.) năm 1912 và Tham-sự ngạch cao-đẳng Đông-dương năm 1921. Trong khoảng thời gian này ông làm chủ-tịch Hội Ái hữu công-chức Đông-dương và chủ-tịch hội Thể thao Bưu-điện.

Chấm dứt đời công-chức, ra làm việc cho hãng tư và hoạt động chánh-trị – xã-hội, ông làm Thanh-tra khu vực I và II cho hãng nấu rượu Société Française des Distilleries de l’Indochine.

Đắc-cử Hội-đồng thành phố Sài-gòn và được tái cử nhiều khóa kế tiếp, ông là người Việt đầu tiên được cử phó Đô-trưởng Sài-gòn vì thế tên ông được lưu niệm ở một con đường trong thành phố.

Giữ những chức vụ trọng yếu trong các cơ-quan từ- thiện, chẩn-tế xã-hội, suốt một đời ông đã sốt sắng hoạt- động cứu giúp đồng bào nghèo nàn và đau khổ.

Ở đời, không phải ai ai cũng anh-hùng cách mạng, đời cũng sẵn lòng ghi công cho những người sống bình thường nhưng tùy thời tùy cảnh giúp ích những kẻ sống chung quanh mình.

CỤ LÊ-LƯƠNG-TRI (1893-1963)

Cụ Lê-Lương-Tri chính tên là Lê-Văn-Quới, tục gọi là Năng, hiệu Lương-tri. Người làng Dương-phước, Tổng Hòa- lạc-hạ (nay thuộc xã Phước-trung, quận Hòa-lạc, tỉnh Gò- công), sinh năm Quý-tỵ 1893, mất năm 1963.

Theo quyển Lê-gia thế-phổ do chính tay cụ viết, được biết dòng dõi cụ như sau : « Ông thỉ tổ vào Nam chưa biết hồi năm nào, có lẽ từ năm 1744 đến năm 1750, lúc chúa Nguyễn chiêu mộ người vào khai-khẩn đất hoang ở miền Nam. Gốc người ở Quảng-Nam. Thỉ tổ ông tên húy là Chánh, tự là Thọ, vào Nam với 5 người con. Từ thỉ-tổ đến cao tổ đời thứ nhứt và thứ nhì còn nghèo, ít học, qua đời thứ ba đã khá, có của tiền và có học, song học chữ Nho ».

Ông nội tên là Lê-Văn-Đồng, làm chức Hương-thân, thân phụ tên Lê-văn-Túc, tự Nghiêm-kỉnh, làm ông Bái, mẹ là bà Đặng-thị-Còn.

Năm 19 tuổi, cụ lập gia đình với bà Nguyễn-thị-Ngọ, con gái của ông Nguyễn-văn-Khuê, làm Hương-thân ở làng Tân- phước, ấp Rạch-già, tỉnh Gò-công. Ở được 27 năm bà này mất, sanh cả thảy 12 lần nhưng chỉ còn được là 3 trai, 2 gái. Cụ lấy vợ kế là bà Nguyễn-thị-Sáu, ở xóm sau nhà, chung sống với nhau được 26 năm.

Vốn là con một bậc túc nho, cụ có căn bản vững chắc về Hán-học, nhưng chuyên sống về nghề nông vì thời thế phải ra làm thôn-trưởng mấy năm (người trong làng thường gọi là « Ông Thôn Năng ») rồi trở về làm ruộng và học hỏi, nghiên-cứu Đông-y trên 10 năm.

Cụ có tài làm thi thơ rất giỏi, quanh vùng đều biết tiếng nhưng có tánh khiêm tốn, ai ai cũng đều kính mến cụ.

Vào lúc 6 giờ sáng ngày 8-4-1963 cụ nằm trên giường bịnh đọc bài thơ « Vĩnh-biệt » cho người con trưởng nam là ông Lê-văn-Triều chép trước khi từ giã đời. Bài thơ ấy như vầy :

« Cảm tạ ơn lòng bạn chí thân ; Thương nhau cho chát, viếng ân-cần. Biết nhau chẳng bởi trên lời nói,

Mà biết cho nhau chỗ nghĩa nhơn. Thể phách dẫu về nơi xóm quỷ, Linh-hồn mai cũng được quy thần. Sau này nếu hãy còn thương cảm,

Mượn trái tim xây họa có chăng ».

Sau khi cụ mất, các bạn thi hữu của cụ có làm nhiều bài họa lại bài « Vĩnh-biệt » ấy, tất cả đều tỏ lòng thương xót. Toàn thể hội viên trong « Khổng-tử tế-tự hội » ở Gò-công có phúng điếu cụ bằng một tấm vãng màu trắng ghi mấy hàng chữ như sau :

GÒ-CÔNG KHỔNG-TỬ TẾ-TỰ HỘI

Lê-phủ, Lương-Tri đăng tiên

Hỡi ôi !

Khổng môn thảo sắc hòa yên noãn, Thanh đạo thơ thanh đáy nguyệt hàn. Trách tạo vật vô đoan,

Lan đình cho hợp, hạnh-đàn lại phân. Ngậm ngùi đốt nén hương tâm !

Bắc-đẩu ! Sao ông rất oái oăm ? Tuổi người chưa tới với biên trăm, Để xe trời rước trang mênh biện, Đem nấm đất vùi đấng học thâm ! Ngòi bút cũ, lưu lai nét mực,

Tập thi xưa, phảng-phất hơi trầm ! Từ nay xướng họa như khi trước,

Biết có chăng ? Trong giấc mộng trầm.

Toàn thể hội-viên đồng bái.

Cụ đã từ giã cõi trần, để lại bao nỗi nhớ nhung mến tiếc, nhứt là những bạn thơ ở xa hay tin đến phúng điếu và làm nhiều tấm vãng chia buồn và nói lên đức-tánh của cụ trong lúc còn sanh tiền, cụ đã góp công xây dựng nền văn-hóa

nước nhà qua những vần thơ toàn là đạo-đức nhơn-nghĩa, lễ, trí, tín, lưu cho hậu thế noi gương, mặc dầu cụ đã ra người thiên cổ, nhưng tên cụ vẫn còn sống mãi với sử xanh.

Trích « Đồng-Nai Văn-Tập » số… bài của giáo sư Nguyễn-Văn-Y.

AD 4nXdVCb grCSkOHAU26vR 6 QnG7fpOajUgcN21 7QpZLiGwS4 KsXbvszbvjEIhGQjnlzLgbnRLUp0mYqTMLOq8bcu4X4Rnec0 jvZu3ogUEFsMXgYNQQ2L1PyRtG63U XesYDBLkey9p7WIKKOg29 632Rcmt bA Gò Công Xưa – Ông Hội Đồng Nguyễn Minh Chiếu, Cụ Lê Lương Tri

Di ảnh cố Lê-lương-Tri.

Huỳnh Minh

Bình luận