Giồng Sơn Quy

Giồng Sơn Quy

Địa danh được cấu tạo theo phương thức: Địa hình thiên nhiên (Giồng) + Địa  hình thiên nhiên (Sơn: AD 4nXcwjP3xYu6lNITGrkL07N5rWTOAMYKXkZmouVn XtrZ7LGQu rrXdZpsP XynLtHmAFKWgbQEXi7WKo1n cS1kJfeomBy9XiBM5lTyvKdWS9RXNT UK4fDtEIYy7ZPMocTzI0UYkAkeypwMu6FwUiYot9O78eaIxYQ Giồng Sơn Quy: Núi) + Động vật (Quy: AD 4nXenCBAg4vm7 avwBWbMzQZUMmkiqaeKUlh kMakSi2xqs86Wgcc5w93ykxnAwbf4awqM8NZkmXrcYlORuEdShkLgSVFzTbFF24ewiJ2tAuAgTNvK2zzcgdRaLskMPdkK kdCL16iAkeypwMu6FwUiYot9O78eaIxYQ Giồng Sơn Quy: Rùa). 

Giồng Sơn Quy cách huyện lỵ Tân Hòa (thị xã Gò Công ngày nay) khoảng 3 km  về hướng Tây Bắc, thuộc làng Tân Niên Trung, nay là xã Long Hưng, thị xã Gò  Công). Giồng kéo dài từ vàm Sơn Quy, Xóm Mới ở phía Nam đến Láng Chim ở phía  Bắc giáp sông Vàm Cỏ.  

Giồng Sơn Quy, nguyên có tên là Quy Nguyên AD 4nXeGUkwedakOA0zzuTc8XifNcdV3r2rjAEL A 9kaJSsvq5Dm0pTmjZGr12QCnsDbY75ZRZwcbeUaXQ9CkX 47D8RP gek v QJo nEPKXGQ9 V46S2bf1ROxLX0EV3FsHVc Fg2mgkeypwMu6FwUiYot9O78eaIxYQ Giồng Sơn QuyAD 4nXcPJs69Og iq5DdPzvj3MBfVh8dXxFT16ob6yL83GaP2CgqtkZuhceJnwWbEX3XdnSO5i7QECrnk91Vj wIQEGcwnOg6zePsz9 coAiT9BhhXel0Av vKsp2W00ogNlydJXSADk6wkeypwMu6FwUiYot9O78eaIxYQ Giồng Sơn Quy, có nghĩa là Gò Rùa, bởi  vì nơi đây, thuở lưu dân người Việt đến khai phá, có rất nhiều rùa sinh sống; cũng có  thuyết cho rằng, giồng có hình vòng tròn và dài, giữa lại cao lên giống như một con  rùa nằm, nên gọi là Gò Rùa.  

Đây là tổ quán của đức Thái Hậu Từ Dụ (Từ Dũ). Vào giữa thế kỷ thứ XVIII,  ông Phạm Đăng Long theo cha vào vùng Gò Công vốn hãy còn hoang vu. Là người  giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý, ông đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định  cư, mong con cháu sau này phát tích, hưng vượng. Lúc ông đến Gò Rùa, thấy thế đất  ở đây rất đẹp và có giếng nước ngọt, trong khi đó, toàn vùng Gò Công, giếng nước  ngọt rất hiếm. Do đó, ông đã quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này . 2 Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra Phạm Đăng Hưng, sau  này trở thành đại công thần của triều Nguyễn. Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà  Từ Dụ (Từ Dũ), hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức.  

Do Gò Rùa (Quy Nguyên) là quê ngoại của nhà vua, nên vua Tự Đức thay chữ Quy Nguyên thành Sơn Quy tức là Gò Rùa thành ra Núi Rùa, ý muốn nói nơi phát  

 Lê Trung Hoa (1991), Địa danh Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, trang 91. 1 

 Phòng Quản lý du lịch, Lăng mộ Hoàng gia, Trang thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du 2 lịch Tiền Giang.

tích bên ngoại được vững bền như núi; rùa là một linh vật trong bộ tứ Linh (Long –  Lân – Qui – Phụng) sống lâu lại hợp với Núi càng vững bền thêm mãi. Tại đây, vua  Thiệu Trị rồi vua Tự Đức cho xây dựng ngôi Từ đường thích lý (bên ngoại của nhà  vua) và cấp ruộng đất để phục vụ việc thờ phụng.  

Giữa Giồng Sơn Quy có khu lăng Hoàng Gia, là nơi có lăng mộ và đền thờ Đức  Quốc công Phạm Đăng Hưng và một số ngôi mộ khác trong họ tộc Phạm Đăng.  

Giồng Sơn Quy có liên quan đến cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo. Tại  đây, ông cho xây dựng một chiến lũy, gọi là lũy Sơn Quy. Lũy này được đắp bằng  đất, cao khoảng 1 m, nằm dọc theo rạch Sơn Quy. Ngoài ra, nghĩa quân còn đắp một  chiến lũy nữa, gọi là lũy Dung Giang. Lũy này nằm về phía Tây giồng Sơn Quy, gồm  có nhiều đoạn, bắt đầu từ Xóm Mới ở cuối Giồng Sơn Quy chạy dọc theo rạch Gò  Công, tạo thành hình vòng cung bảo vệ giồng Sơn Quy.  

Tại ngã ba rạch Sơn Quy và rạch Gò Công là điểm xung yếu, nên lũy ở đoạn  này được đắp kiên cố, dài 300 mét, cao khoảng 2 m. Về phía bắc giồng Sơn Quy, tại  ngã ba làng Tân Niên Trung (xã Tân Trung ngày nay) còn có một lũy khác, gần đồn  chính có một gò đất cao, gọi là gò Thổ Sơn, được dùng làm nơi các tướng lĩnh nghĩa  quân quan sát, chỉ huy trận địa. Đặc biệt, Trương Định còn được phép sử dụng ngôi  Từ đường thích lý họ Phạm làm đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa, bởi vì vợ thứ của  ông là Trần Thị Sanh, gọi Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng bằng cậu ruột, nhận  được ý chỉ của Thái hậu Từ Dụ (Từ Dũ) là phải ủng hộ cuộc khởi nghĩa Trương  Định.  

Sau khi Trương Định tuẫn tiết (20/8/1864), nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có sáng  tác 10 bài thơ điếu Trương Định, trong đó bài điếu thứ bảy có nhắc Gò Rùa:  

Mây giăng Truông Cóc, đường quan vắng, 3 

 Trăng xế Gò Rùa, tiếng đẩu tan. 4 Địa danh giồng Sơn Quy được phản ảnh qua nghệ thuật cải lương với vở Cờ nghĩa giồng Sơn Quy, đề cập đến cuộc khởi nghĩa Trương Định, do soạn giả, Nghệ nhân ưu tú Huỳnh Anh sáng tác. Vở cải lương này được Đoàn Nghệ thuật tổng hợp  Tiền Giang dàn dựng tham gia Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc  năm 2009 đã xuất sắc giành được 5 huy chương, bao gồm 1 Huy chương Bạc dành  cho vở diễn, 2 Huy chương Vàng và 2 Huy chương Bạc cho cá nhân.  

Bình luận