Tài nguyên du lịch Gò Công – Kỳ 3 – Kiến nghị

KIẾN NGHỊ:

3.1. Mục tiêu phát triển du lịch:

1)   Quí sự bền vững, thiết thực, hiệu quả.

2)   Nâng cao lợi ích kinh tế xã hội cho cộng đồng địa phương,

3)   Gìn giữ được di sản văn hóa.

4)   Không gây ảnh hưởng tiêu cực với môi trường.

3.2. Kiến nghị với các nhà quản lý, khai thác:

3.2.1.      Xây dựng chính sách:

1)       Liên kết giữa các vùng Gò Công (Đông, Tây, thị xã, Tân Phú Đông) là “liên kết có thay đổi chủ thể theo hướng hiệu quả”, “chuỗi liên kết nhiều giai đoạn” với sự trung chuyển từng huyện, từng điểm du lịch.

Gò Công 1 1 Tài nguyên du lịch Gò Công   Kỳ 3   Kiến nghị

2)       Phát triển bền vững du lịch Gò Công cần coi trọng “đầu tư để khai thác bền vững” (muốn khai thác bền vững thì phải đầu tư).

3)       Đa dạng hóa loại hình du lịch, da dạng chủ thể khai thác du lịch Gò Công.

4)       Chọn “tác động văn hóa – du lịch” phù hợp để tác động vào “sản phẩm bản địa” thành “sản phẩm du lịch” vừa giữ bản sắc  Gò Công vừa có tính cạnh tranh.

5)       Phối hợp nghiên cứu giữa du lịch với các ngành khoa học, các trường đại học.

6)       Xác định tài nguyên du lịch để xây dựng hệ thống thông tin theo 9 tiêu chí (mức thu hút + thời gian khai thác + yếu tố môi trường + sức chứa + độ bền vững + khả năng tiếp cận + điều kiện hạ tầng + khả năng phát triển + hiệu quả).

7)       Ưu tiên phát huy nội lực người bản địa thường trú, tâm huyết của người Gò Công xa xứ để phát triển bền vững du lịch địa phương.

8)       Sớm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để người Gò Công bản địa được trực tiếp tham gia hướng dẫn du lịch và phát triển bản sắc văn hóa Gò Công.

9)       Xây dựng chính sách ưu đãi ADSL internet có thời hạn cho đội ngũ hướng dẫn viên; đặc biệt coi trọng dùng website để bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên.

10)   Định hạng và định mức quyền lợi, nghĩa vụ hướng dẫn viên du lịch và cấp thẻ HDV.

11)   Thiết kế chương trình “Tài nguyên du lịch Gò Công” để giáo dục (kiến thức, kỹ năng, thái độ) cho học sinh phổ thông. Thông qua nhiều hình thức phù hợp để nâng cao nhận thức người  Gò Công về chủ đề “phát triển du lịch bền vững”

12)   Lập đơn vị quản lý du khách MICE trong và ngoài nước đến Gò Công (du lịch kết hợp hội nghị, thăm quê, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, khen thưởng, …).

3.2.2.      Tổ chức sự kiện:

1)       Tổ chức sự kiện Lễ hội (festival) Gò Công nhân dịp khánh thành cầu Mỹ Lợi (năm 2012) – sản phẩm liên kết khai thác du lịch ĐBSCL.

2)       Tổ chức phù hợp các sự kiện Hội thi người đẹp có tham gia trực tiếp của du khách (đã được hướng dẫn).

3)       Hội thi chế biến nông sản Gò Công.

4)       Hội thi, hội diễn tân nhạc, cổ nhạc Gò Công chọn lọc (từ gần 100 tác phẩm) của các tác giả Viễn Châu, Lê Dinh, Hoàng Phương, Thanh Sơn.

5)       Nghiên cứu các tác phẩm (Võ Đông Sơ, Bạch Thu Hà để dựng các suất diễn (đờn ca tài tử + trích đoạn vở cải lương + kể chuyện) tại Miếu Võ Quốc công ở ấp Gò Tre.

6)       Soạn tiểu phẩm diễn xướng từ “Truyền thuyết Vịnh Đôi ma”, “Đồi thông hai mộ”.

7)       Cải tiến các tour du lịch hiện nay phù hợp với thời gian trong ngày (sớm, sáng, trưa, chiều, tối, khuya) với những sinh hoạt phù hợp thời gian, không gian.

8)       Cải tiến tour tham quan nhà yến, nghề mắm Gò Công theo hướng mua hàng. Tổ chức giao sản phẩm (yến sào, bột sơ ri, mắm) theo địa chỉ du khách yêu cầu – giúp du khách tiếp tục hành trình thoải mái.

9)       Cải biên tiết mục múa chim công thành đặc sản du lịch, tổ chức hội thi, hội diễn.

10)   Khai thác điệu “Lý con sáo Gò Công” cho các đội đờn ca tài tử; mời du khách đặt lời mới và giúp du khách ca điệu Lý con sáo Gò Công, chụp ảnh, ghi âm, làm đĩa (CD hoặc VCD) cho du khách lưu niệm.

11)   Khai thác các tour du lịch cho thời tiết đặc biệt (gió, mưa, nước nổi,…) như thả diều, câu cá (rô), săn cá hô, săn chuột, soi cá đêm, soi ếch đêm, bắt cua (lột),…

12)   Phối hợp nhà khai thác du lịch với BTC các lễ hội Gò Công để hình thành các tour du lịch – đưa du khách (đã được hướng dẫn) tham gia trực tiếp vào lễ hội.

13)   Chọn nguồn du khách người Hoa để lập tour du lịch lễ hội với người Hoa GC (Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Phước Châu, Hẹ,…).

14)   Chọn sản phẩm (nghe, nhìn, mua sắm, giao tiếp,…) cho “thời gian rỗi của du khách” hiện nay (loại tour từ 1 buổi có dùng bữa trở lên).

15)   Tìm nghệ nhân vẽ bong bóng- lập nghề này.

16)   Đầu tư phục hồi tiết mục múa Long Mã (Lân Mã) độc đáo của Vĩnh Kim (Châu Thành – Tiền Giang), phối hợp Đội Lân thị xã Gò Công.

3.2.3.      Chọn giải pháp phù hợp để xây dựng phương tiện, thiết bị, sản phẩm:

1)       Lập Logo Gò Công từ họa tiết chim công (khổng tước) có đăng ký bản quyền – dùng cho tất cả thương phẩm. Ảnh, bưu ảnh, tem về Gò Công. Bản đồ du lịch Gò Công .

2)       Lập Website du lịch ĐBSCL,  website du lịch Gò Công để nâng hiệu quả quản lý, đào tạo, thông tin, khai thác du lịch.

3)       Lập mô hình vật thể (công trình, di tích,…) – diện tích và chất liệu phù hợp để giới thiệu (mô hình khu du lịch biển Tân Thành, mô hình cụm Long An – Cầu Mỹ Lợi – Gò Công – Tiền Giang, mô hình nhà cổ – mộ xưa, mô hình địa điểm du lịch cận  Gò Công và nhất là mô hình tổng thể “Di tích, danh lam, thắng cảnh Gò Công”).

4)       VCD giới thiệu tài nguyên du lịch Gò Công (1 thị xã + 3 huyện) – phối hợp với Nhà truyền thống thị xã để thu thập và giới thiệu tư liệu.

5)       VCD giới thiệu nguồn sản phẩm du khảo (văn hóa – lịch sử)  Gò Công.

6)       Xe ngựa du lịch, ôtô và ôtô kéo nhiều toa trang trí dáng chim công để phục vụ du khách (nhất là phụ nữ, thiếu nhi).

7)       Dựng bảng giới thiệu. Kiểm kê các địa điểm (nhân vật, sự kiện, công trình) cần giới thiệu, tổ chức thi biên soạn bài giới thiệu (bài đầy đủ và bài tóm tắt – dạng thơ lục bát); soạn các bảng giới thiệu bài tóm tắt (thơ lục bát) với kích cỡ, màu sắc thống nhất, gắn ở chỗ dễ nhìn.

         Phối hợp các trường phổ thông chăm sóc các bảng giới thiệu này.

8)       Lập các món ăn, mâm ăn, bữa ăn,…theo thời điểm (sớm, sáng, trưa, chiều, tối, khuya) và thời tiết. Có phiếu giới thiệu (có logo Gò Công) kèm theo sản phẩm.

9)       Lập các điểm vui chơi cho du khách và nhân dân ở các ao ở thị xã Gò Công (Ao Trường đua, Ao Thiết, Ao Tham Thu,…).

10)   Lập hệ thống nhà có mái che để du khách nghỉ (ngồi) bên đường, trong công viên.

PHỤ LỤC :

(1) 28 di tích (cấp tỉnh):

1. Di tích Chiến thắng Đồng Sơn Xã Đồng Sơn, Gò Công Tây
2. Di tích Căn cứ tỉnh đội Gò Công Xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Tây
3. Chùa Ông Lão Thị Trấn Vĩnh Bình, Gò Công  Tây
4. Mộ và Đập Ông Chưởng Xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây
5. Đài chiến sĩ Xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây
6. Đình Đồng Thanh Xã Đồng Thạnh, Huyện Gò Công Tây
7. Cơ sở cách mạng Phường 1, thị xã Gò Công
8. Bia kỷ niệm phá khám đường 1968 Phường 1, thị xã Gò Công
9. Đài chiến sĩ Phường 1, thị xã Gò Công
10. Tượng đài Trương Định Phường 2, thị xã Gò Công
11. Ao Dinh Xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông
12. Mộ nghĩa quân Trương Định Xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông
13. Đền thờ Trương Định Xã Gia Thuận, Huyện Gò Công Đông
14. Luỹ trại cá Thị Trấn Tân Hoà, Gò Công Đông
15. Di tích Chiến thắng Xóm Gò Thị Trấn Tân Hoà, Gò Công Đông
16. Căn cứ tỉnh uỷ Gò Công Xã Bình Xuân, huyện Gò Công Đông
17. Mộ Trương Công Luận Thị Trấn Tân Hoà, Gò Công Đông
18. Mộ Nguyễn Ngọc Chấn Xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông
19. Lăng Ông NamHải Xã Vàm Láng, huyện Gò Công Đông
20. Mộ đá ong Xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông
21. Đền thờ Võ Tánh Ấp Gò Tre, xã Long Thuận, TX. Gò Công
22. Khu căn cứ cách mạng Vĩnh Hựu Xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây
23. Mộ Ông Huê Thị Trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây
24. Bia lưu niệm ấp Trí Đồ Xã Bình Đông, huyện Gò Công Tây

(2) Sản phẩm ẩm thực:

1.        Bánh bàng (pía). 56.    Cháo dơi 111.    Mắm nhum
2.        Bánh bao 57.    Cháo gà vịt 112.    Mắm tôm chà
3.        Bánh bèo. 58.    Cháo gạo nhum 113.    Mắm tôm chua
4.        Bánh bò nước dừa. 59.    Cháo huyết 114.    Mận da người
5.        Bánh chuối. 60.    Cháo lòng 115.    Mận hồng đào
6.        Bánh cuốn. 61.    Cháo trắng 116.    Mãng cầu gai,
7.        Bánh da lợn. 62.    Chè thưng 117.    Mãng cầu Tân Thành
8.        Bánh dừa đậu đen 63.    Chè Sơn Qui 118.    Mãng cầu xiêm
9.        Bánh giá 64.    Chè Hườn Châu 119.    Mì Hòa Nghị.
10.    Bánh ít (nhưn dừa, đậu) 65.    Chuối khô 120.    Mì khô
11.    Bánh khổ qua 66.    Chuối quết dừa 121.    Mì Miễu Bà
12.    Bánh khoai mì 67.    Chuột rô + xoài chua. 122.    Mì vịt
13.    Bánh mì cá mòi 68.    Cocktail trái cây 123.    Mì xe (mì gõ).
14.    Bánh neo 69.    Cốm dẹp 124.    Mì  thánh
15.    Bánh nghệ 70.    Cơm nghêu 125.    Mứt gừng dẻo.
16.    Bánh ướt 71.    Cơm rượu 126.    Nấm rơm.
17.    Bánh xèo 72.    Cơm tấm 127.    Nem chua chợ Dinh
18.    Bò (nấu các kiểu) 73.    Còng lột 128.    Nghêu hấp sả
19.    Bồn bồn (canh, dưa, gỏi) 74.    Củ cải ngâm 129.    Nghêu sốt chua
20.   Bông súng (xào, canh tôm) 75.    Củ hủ 130.    Nghêu xào sa tế
21.    Bún bì 76.    Cua gạch. 131.    Nghêu nấu khế
22.    Bún bò 77.    Cua lột lăn bột chiên 132.    Nghêu canh mướp
23.    Bún cà ri 78.    Đu đủ 133.    Nham cua
24.    Bún mắm lẫu 79.    Dưa hấu 134.    Nước mắm me
25.    Bún mắm (cá) 80.    Dưa hấu tôm tươi 135.    Nước mắm gừng
26.    Bún nước lèo 81.    Dưa hường (canh) 136.    Ốc cao
27.    Bún riêu cua 82.    Dừa nước 137.    Ốc len chua ngọt
28.    Bún suông 83.    Điên điển canh cua 138.     Ốc móng tay hấp tỏi
29.    Bún thịt nướng 84.    Điên điển xào tép 139.    Ốc móng tay canh gừng
30.    Bún vịt 85.    Điên điển (bánh xèo) 140.    Ốc móng tay xào tiêu
31.    Cá bống dừa. 86.    Đuông chà là 141.    Ổi cửu nguyệt
32.    Cá chìa vôi 87.    Đuông dừa 142.    Phá lấu
33.    Cá đuối kho tương, 88.    Đuông dừa chiên bột. 143.    Phở
34.    Cá đuối phơi khô. 89.    Gà đất 144.    Quít đường
35.    Cá đuối tái dấm, 90.    Gà ta ông Kiệt 145.    Quít ta
36.    Cá đuối xào cà ry, 91.    Gạo Thơm Lài Sữa 146.    Rắn Trúc Phương
37.    Cá đuối xào cải chua, 92.    Gạo Thơm Lài Trong 147.    Rau đắng đất
38.    Cá đuối xào lá nghệ, 93.    Gạo Đài Loan GC 148.    Rượu gạo
39.    Cá hô. 94.      Gạo lúa Tiêu 149.    Sa bô chê,
40.    Cá kèo canh chua 95.      Hắc cấy (gan) 150.    Sò huyết
41.    Cá kèo kho (hẹ, tiêu) 96.      Hắc cấy xào lăn 151.    Tép bạc đất (rang muối hột, nước dừa xiêm)
42.    Cá kèo kho mắm 97.  Hoành thánh Phước Vinh 152.  Tép sống lột vỏ chấm nước dừa tươi
43.    Cá kèo kho tộ 98.      Hột vịt lộn 153.    Thịt gà xào mặn
44.    Cá kèo nướng 99.      Hủ tíu lòng 154.    Tôm đất
45.    Cá linh chiên dòn 100.  Hủ tíu Phước Hưng 155.    Tôm tẩm bột chiên
46.    Cá linh canh chua 101.  Hủ tíu Quảng Lợi Hòa 156.    Vọp nấu canh chua
47.    Cá phi 102.  Kẹo cổ vịt. 157.    Vú sữa.
48.    Cá rô đồng nấu dứa 103.  Khoai mỡ. 158.    Xơ ri (trái)
49.    Cá rô nướng bẹ dừa 104.  Khô mực cán mỏng 159.    Xơ ri bánh kem
50.    Cải ngồng cu. 105.  Lẫu dê 160.    Xơ ri bột (vitamine)
51.    Chả lụa Hòa Đồng. 106.  Lẫu trâu 161.    Xơ ri rượu
52.    Chàng nghịch. 107.    Mắm Ba khía 162.    Xoài cát.
53.    Cháo cá kèo 108.    Mắm cá cơm 163.    Xôi vò.
54.    Cháo cá lóc + rau đắng 109.    Mắm còng 164.    ….
55.    Cháo đậu xanh 110.    Mắm nha

THAM KHẢO:

1)      Lương y Việt Cúc: Gò Công cảnh cũ người xưa. Nxb Trẻ, 1999 – 286tr.

2)      Huynh Minh: Gò Công xưa. NXB Thanh Niên, 1999, 224 tr.

3)      NGƯT Phan Thanh Sắc: Gò Công – Vọng tiếng đất lành. Chưa xuất bản.

4)      Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/09 của Thủ tướng Chính phủ.

5)      Quyết định số  21/2009/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 của UBND tỉnh Tiền Giang.

6)      http://songcuulong.net

7)      www.tiengiang.gov.vn

8)      http://www.gocong.com

9)     http://edu.net.vn/forums/t/43481.aspx?PageIndex=1

Bài tham luận Hội thảo PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG do Bộ Văn hoá- Thông tin và Du lịch tổ chức ở Cần Thơ. Đăng toàn văn (10 trang) trong quyển Kỷ yếu Hội thảo. Trình chiếu (slide ảnh) tại Yên Luông Gò Công dịp Tết Canh Dần 2010 (huờn châu hợp phố).

Hoàng Ngọc Hùng
Giảng viên ĐHSP Huế

Phản hồi