Lê Dinh sinh năm 1934 (tuổi Giáp Tuất) tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công. 1948-1953: Học Trung học ở Collège Le Myre de Vilers (MỹTho) . 1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Điện Saigon (Ecole Supérieure de Radióelectricité de Saigon).
1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn. 1957-1975: Làm việc tại Đài Phát thanh Saigon. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Điều Hợp. 1975-1978: Không làm gì được cả . Tháng 8/1978: Vượt biên đến đảo Đài Loan.
Tháng 10/1978: Định cư ở Canada, thành phố Montréal, cho đến nay. 1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng hóa đi khắp thế giới có tên là Federal Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada ở thành phố Montréal (Điểm đặc biệt là hãng tàu này là hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn – trong đó có gia đình Lê Dinh – trên biển Nam Hải năm 1978). Lúc còn học ở Trung học Le Myre de Vilers (MỹTho) có theo học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của Ecole Universelle de Paris.
Gia cảnh: Vợ, 3 con. Sáng tác: Cuộc đời sáng tác của LD trong 47 năm gắn bó với âm nhạc được chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 1956-1966: Tác phẩm đầu tay: Bài Làng Anh Làng Em, viết năm 1956, nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ấn hành năm 1956. Và những sáng tác kể sau: – Ngày ấy quen nhau (1959) – Thương đời hoa (1960) – Hôm nào anh đi (1960) – Có nhớ không anh (1960) – Tấm ảnh ngày xưa (1961) – Cánh thiệp hồng (1961) – Ga chiều (1962) – Xác pháo nhà ai (1964) – Chiều lên bản Thượng (1964) – Tình yêu trả lại trăng sao (1964) – Thương về xứ Thượng (1965) – Ngang trái (1965)…
Trong giai đoạn này, có những sáng tác chung với Minh Kỳ: Đường chiều sơn cước – Tiếng hát Mường Luông – Người em xứ Thượng – Đường về khuya – Tôi đã gặp – Hạnh phúc đầu Xuân – Cánh thiệp đầu Xuân – Một chuyến xe hoa – Mưa trên phố Huế…
Giai đoạn 2: 1966-1975: Thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng). -1966: Đêm nguyện cầu (sáng tác đầu tiên của nhóm).
Nhóm Lê Minh Bằng còn có những tên nữa như: Mạc Phong Linh, Mai Thiết Linh (Truyện tình Lan và Điệp 1, 2 & 3) Mai Bích Dung (Linh hồn tượng đá, Cho người tình nhỏ), Dạ Ly Vũ (Hồi tưởng), Dạ Cầm (Tình đời, Trở về cát bụi, Đêm vũ trường, Kiếp cầm ca) và rất nhiều tên khác nữa như: Vũ Chương,Phương Trà, Tây Phố, Tôn Nữ Thụy Khương, Trúc ly, Huy Cường, Mặc Vũ v.v…). (Ngưng sáng tác 1975-1978).
Giai đoạn 3: Từ năm 1979: Có những bài: Bài hát của người điên – Nắng bên này sông – Thương về Gò Công – Sao anh không nhớ Gò Công – Dòng kỷ niệm – Chữ tình – Huế buồn – Chỉ là phù du (2003). Tiểu Sử Lê Dinh được Biển Nhớ viết lần đầu trong trang Âm Nhạc, Diễn Đàn Đặc Trưng.
Được bổ túc đầy đủ qua bài viết của Bích Xuân, báo Hồn Quê
Lê Dinh tên thật là Lê Văn Dinh sinh năm 1934 tại Gò Công, nơi mà cổ nhạc miền Nam rất phổ biến. Thân phụ hay cùng với bạn bè trình bày vui chơi các bản cổ nhạc trong những buổi họp mặt tại nhà do đó, Lê Dinh lớn lên đã nhiễm những âm điệu của vọng cổ, của bài Bình bán, của điệu Tây Thi.
Trong khi theo bậc trung học tại Mỹ Tho thì Lê Dinh có học nhạc hàm thụ với trường “Ecole universelle de Paris” về hòa âm và sáng tác. Nhạc bản đầu tay là bài “Làng anh, làng em” viết năm 1956.
Những nhạc bản ông viết từ năm 1956 đến 1975 gồm trên hai trăm bài đều được thâu thanh và xuất bản tại Việt Nam. Nhạc Lê Dinh, chúng ta có thể thấy hai thể loại: là nhạc tình, và nhạc quê hương với các bài viết về Huế, về miền cao nguyên.
-1948-1953: Học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho), học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của École Universelle de Paris.
-1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).
-1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.
-1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon, chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.
-Tháng 8, 1978: Vượt biên đến Đài Loan.
-Tháng 10, 1978: Ðịnh cư ở Montréal, Canada cho đến nay.
-1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng quốc tế Federal Navigation (FEDNAV) tại Montréal (hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn – trong đó có gia đình Lê Dinh – trên biển Đông năm 1978).
-Từ 1994: chủ trương tờ báo Nguyệt san Nghệ Thuật.
Không có chủ trương hoặc một khuynh hướng nào đề ra trong việc sáng tác, đôi khi có nhắm vào một giọng ca nào đó để sáng tác, như trường hợp bài ‘Tiếng Ca U Hoài’viết cho Thanh Thúy hát.
Nguồn cảm hứng sáng tác thường đến bất chợt, từ kỷ niệm, từ một quyển sách, từ một bài thơ, từ hoàn cảnh của bạn bè…Thường cảm hứng sáng tác khi lái xe đến sở làm hoặc lúc ban đêm (chỉ cần một tách trà sữa nóng )…Thường sáng tác nhạc song song với lời ca , một câu nhạc là một câu lời. Sáng tác đủ mọi thể điệu, nhưng thích Boléro và Tango.Chiều hướng sáng tác không bị ảnh hưởng ai….Những giọng ca thích hợp có thể kể : Thanh Thúy, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Trang Mỹ Dung.
Nói đến Lê Dinh ai mê nhạc cũng không quên bài: Hà Tiên, Ga chiều, Tình yêu trả lại trăng sao… Lời nhạc Lê Dinh đơn sơ dễ hiểu, mộc mạc đi thẳng vào tâm hồn người nghe một cách thích thú.
Trước năm 1975 Lê Dinh cùng với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng thành lập nhóm Lê Minh Bằng (tên ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng ghép thành) với rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như : Gõ cửa, Chuyện tình Lan và Ðiệp, Căn nhà ngoại ô, Linh hồn tượng đá, Ðêm nguyện cầu… Nhóm Lê Minh Bằng cũng đã đào tạo nên những ca sĩ nổi tiếng như : Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Hải Lý, Mạnh Quỳnh, Ngọc Tuyết…
Sau khi định cư tại thành phố Montreal (Canada) đã ổn định được đời sống gia đình, và để gây cho mình sự hứng thú bền bĩ, nhạc sĩ Lê Dinh chủ trương thực hiện tờ Nguyệt san Nghệ Thuật là để duy trì sự cố gắng, và có đường lối rõ ràng. Văn nghệ làm nẩy sinh vào tâm hồn nghệ sĩ, luôn luôn nhìn đời với những khía cạnh màu sắc mới lạ. Lê Dinh sáng tác những bài nhạc mới sau này như : Bài hát của người điên, Cho người tình cũ, Nắng bên này sông, 10 bài hận ca, Thương về Gò Công… đều mang khắc khoải của người sống xa quê hương.
Các Sáng Tác giai đoạn 1956-1966:
Làng anh làng em (1956), tác phẩm đầu tay
Ngày ấy quen nhau (1959)
Thương đời hoa (1960)
Hôm nào anh đi (1960)
Có nhớ không anh (1960)
Tấm ảnh ngày xưa (1961)
Cánh thiệp hồng (1961)
Ga chiều (1962)
Xác pháo nhà ai (1964)
Chiều lên bản Thượng (1964)
Tình yêu trả lại trăng sao (1964)
Thương về xứ Thượng (1965)
Ngang trái (1965)
Nỗi buồn Châu Pha
Sáng tác chung với Minh Kỳ:
Ðường chiều sơn cước
Tiếng hát Mường Luông
Người em xứ Thượng
Ðường về khuya
Tôi đã gặp
Hạnh phúc đầu Xuân
Cánh thiệp đầu Xuân
Một chuyến xe hoa
Mưa trên phố Huế
Giai đoạn từ 1979:
Bài hát của người điên
Nắng bên này sông
Cho người tình cũ
10 bài hận ca
Thương về Gò Công
Sao anh không nhớ Gò Công
Dòng kỷ niệm
Chữ tình
Huế buồn
Chỉ là phù du (2003)